Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại

So với bệnh trĩ nội, trĩ ngoại dễ nhận biết và điều trị hơn do tình trạng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Tuy nhiên, một số người thường không nắm bắt thông tin về bệnh và cách điều trị. Do đó, bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của mọi người về bệnh trĩ ngoại là gì và những thông tin cần biết.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là khi những búi trĩ mà vị trí gốc của nó nằm phía dưới đường lược, và người bệnh có thể nhận biết bằng mắt thường. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kéo theo những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

benh-tri-ngoai-va-nhung-dieu-can-chu-y-kienthucsuckhoe360

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Đối với bệnh trĩ ngoại, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thói quen ăn uống, sinh hoạt, đại tiện,…
- Do thói quen đi đại tiện không tốt: Đi đại tiện lâu, rặn mạnh.

- Chế độ ăn uống không hợp lý: Khi chế độ ăn uống có nhiều chất béo, thực phẩm cay, nóng, sử dụng thức uống như rượu, bia, cà phê sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.

- Bệnh táo bón, kiết lỵ: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ ngoại do người bệnh thường dùng sức để rặn mạnh, lâu ngày gây nên bệnh trĩ ngoại.

- Áp lực ổ bụng tăng cao: Do thường xuyên ngồi nhiều, đứng một chỗ quá lâu, ít vận động, hay khi chị em phụ nữ mang thai sẽ làm cho áp lực ổ bụng tăng cao và dễ dẫn đến bệnh trĩ ngoại.

- Máu lưu thông cục bộ kém: Tình trạng này khiến cho máu không thể di chuyển đến hậu môn, gây tụ máu, ảnh hưởng tới hoạt động của hậu môn, sau một thời gian sẽ gây bệnh trĩ ngoại.

Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại

- Khó chịu và đau rát vùng hậu môn: Người mắc bệnh trĩ ngoại thường sẽ cảm thấy hậu môn ngứa ngáy, ẩm ướt, khó chịu. Đặc biệt, khi đại tiện hoặc hoạt động nhiều, những triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Khi kiểm tra hậu môn, có thể thấy phần da ở nếp gấp hậu môn bị sung huyết và sưng tấy.

- Chảy máu khi đại tiện: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ ngoại. Lúc đầu máu chảy rất ít và kín đáo, chỉ có thể thấy máu dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.Về sau máu sẽ chảy nhiều hơn thành từng giọt hay tia.

- Sa búi trĩ: Triệu chứng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đi ngoài ra máu một thời gian. Ban đầu là những khối thịt nhỏ lồi ra ở hậu môn, càng về sau chúng càng phát triển to lên và không thể tự thụt vào trong được nữa mà phải dùng tay để đẩy vào. Về sau búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài hậu môn.

Các phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại.

Khi mắc bệnh trĩ ngoại, cần phải đi khám ngay để được chẩn đoán và được điều trị sớm, đúng với tình trạng bệnh. Hiện nay có một số phương pháp chữa trĩ ngoại thông dụng như sau.

- Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa

Người bệnh nên vệ sinh hậu môn hằng ngày bằng cách ngâm nước lạnh 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút.

Sử dụng thuốc uống và bôi: Người bệnh sau khi thăm khám, điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc uống và bôi để điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

- Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa là sử dụng một số thủ thuật như chích xơ, thắt búi trĩ bằng vòng cao su.

Nguồn : Kiến thức sức khỏe 360 / Phương pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM
PK Hồng Phong: https://phongkhamdakhoahongphong.vn/

Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown

0 nhận xét:

Đăng nhận xét